Những trò chơi lý thú của trẻ con xưa

47

Ngày nay nhiều bậc cha mẹ đau đầu vì con “nghiện” tivi, trò chơi điện tử thì trẻ em xưa thật vui vẻ và khỏe mạnh với những trò chơi…

Trò chơi nhẩy ngựa: Rèn luyện kỹ năng chạy kết hợp với nhẩy, phát triển sức nhanh, sức mạnh chân và sự phối hợp khéo léo và chính xác. Bạn đóng vai làm “ngựa” đứng quay ngang thân người, vai hướng về phía các bạn. Các bạn nhẩy ngựa sẽ chạy đà từ xa đến ngựa, đặt hai tay lên lưng bạn rồi nhảy rang hai chân qua người bạn

Trò chơi Bịt mắt bắt dê: Chỉ cần một khoảng sân vừa đủ cho số lượng người chơi. Trò chơi cần một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng ko được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần xung quanh để bắt được ai đó, nếu đoán đúng tên người thì người đó sẽ phải rat hay thế, còn đoán sai sẽ bị bắt làm tiếp. Trò chơi này khá đơn giản nhưng lại rèn luyện thính giác và óc phán đoán cho trẻ.

Trò chơi Nhảy Lò Cò

Trò chơi Bắn Bi: Bắn bi cũng là một trong những trò chơi khiến nhiều cậu bé mê mẩn, thậm chí nhiều bạn nữ cũng thích thú chẳng kém. Chẳng thế mà thời xưa, đứa nào cũng có một bộ sưu tập các loại bi đủ màu sắc. Chỉ cần 10 – 15 phút ra chơi là các cậu học sinh cũng kịp chơi vài ván bắn bi. Công cụ để chơi rất đơn giản, chỉ là những viên bi hình cầu có đường kính khoảng 0,5 cm đến hơn 1 cm. Bi có thể làm từ đất nung, gạch, đá hoặc thủy tinh. Trò chơi này giúp lũ trẻ gắn kết với nhau và có thói quen sinh hoạt tập thể, cũng như khả năng khéo léo của đôi tay.

Trò chơi đánh Quay: Trò chơi thường được đám con trai ưa chuộng là trò đánh quay. Chơi đánh quay càng đông càng vui. Đồ chơi rất đơn giản, chỉ là một con quay bằng gỗ, có chân bằng sắt và dùng một sợi dây quấn từ dưới lên, rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít. Con của ai quay lâu nhất, người đó sẽ được đánh cuối cùng, quay của ai chết sớm nhất người đó phải thả quay đầu tiên. Người đi sau có quyền bổ quay vào những con quay đi trước để làm giảm tốc độ quay và làm nó chết sớm hơn. Nhiều đứa con trai đã vô cùng hoan hỉ khi sưu tập được hàng chục con quay, không phải do bố mẹ mua cho mà từ những chiến thắng trong các trận đấu quay. Để có được sức bền thì người thả quay phải thật khéo léo biết giữ đúng trọng tâm, giật giây thật mạnh và dứt khoát và quan trong hơn là cách căn thời điểm cũng như vị trí thả quay.

Trò chơi Kéo co

Trò chơi Rồng Rắn lên mây: là trò chơi gắn với đồng dao nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp, có liên quan đến nghi thức cầu mưa của cư dân nông nghiệp: “Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nắc/ Có nhà khiển binh/ Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không…”.

Trò chơi Ô Ăn Quan: là một trò chơi quen thuộc của hầu hết trẻ em Việt Nam. Chỉ với một bãi đất nhỏ, với những viên đá sỏi, ô ăn quan đã trở thành một trò chơi chiến thuật lý thú. Không đơn giản như những trò chơi khác, ô ăn quan đòi hỏi người chơi phải sử dụng trí tuệ nhiều hơn để nghĩ ra cách đi thông minh nhất có thể giành được nhiều quân hơn đối phương.

Trò chơi nhẩy dây thừng

Trò chơi Nhảy dây chun:  Đòi hỏi người chơi phải có sức bật cao, sự khéo léo và cả kỹ thuật mới có thể chơi được lâu và lên bậc cao hơn.

Trò chơi Trồng nụ trồng hoa: Trò chơi này có thể chơi  từ 3 người trở lên, trong đó sẽ chọn hai người ngồi bệt xuống đất, đối diện nhau, chồng các bàn chân rồi đến các bàn tay, lần lượt nắm rồi xòa ra. Số người còn lại nhảy qua. Khi nào đủ 4 chân, 4 tay xòe ra mà người nhảy không bị chạm vào thì người nhảy được quyền chơi tiếp ván khác cho đến khi mất lượt phải ngồi vào thay thế.

Chơi chuyền: có lẽ là trò chơi khiến nhiều bạn đam mê hơn cả. Dù ở lớp học hay ở nhà, từng nhóm lũ trẻ lau nhau ngồi túm tụm lại với nhau dải từng que chuyền lên chân hay xuống đất mà chơi. Que chuyền thường được làm bằng những cành tre hay cành trúc nhỏ, thằng. Thậm chí có nhiều bạn mê tít đến nỗi mang cả đũa nhà ăn cơm ra chơi, chơi xong lại bỏ vào ống. Còn quả chuyền thường được làm bằng quả bưởi, cam nhỏ hay quả cà…. sau này quả chuyền còn sử dụng bằng quả bóng bàn, bóng bông (tennis)…
Chuyền có mười bài, từ bài một đến bài mười. Sang bài mười thì đổ tay chuyền. Lúc này mới là phút sinh động nhất. Bóng chuyền tung lên cao. Hai tay cầm hai đầu cỗ chuyền, trao đầu nọ sang đầu kia từ tay trái sang tay phải bắt đầu từ 2 vòng và lần lượt cho đến 5 vòng, Tổng cộng có 10 lần quay cỗ chuyền, đến lần thứ mười thì rải tung cỗ chuyền xuống bắt đầu sang ván mới.

Bài vè chơi chuyền

Bàn một:Lá lốt- xương sông- bông hồng- nho nhỏ- chú thỏ- trắng bông- em trông- thích quá- trắng xoá- lên bàn đôi.
Bàn đôi: Đôi chúng tôi- đôi chúng nó- đôi con chó- đôi con mèo- đôi trèo ba.
Bàn ba: Ba lá đa- ba lá đề- ba củ kề- mốt lên tư.
Bàn tư: Tư ông sư- tư bà vãi – hai gãi năm.
Bàn năm: Năm em nằm- năm sang sáu.
Bàn sáu: Sáu lẻ bốn- bốn lên bảy.
Bàn bảy: Bảy quả cà- ba lên tám.
Bàn tám: Tám quả trám- hai lên chín.
Bàn chín: Chín chiếc cột – một lên mười ( hoặc một lên chuyền).
Đập năm mươi -vơ lấy mười.

Chuyền một – Một đôi
Nắm xôi – Đôi chuyền
Con gà – Ba chuyền
Củ từ – Tư chuyền
Em nằm – Năm chuyền
Tráng tay qua- ra bàn mốt.